Cách ước tính chi phí thi công sơn chống nóng
Ngân sách là yếu tố đầu tiên cần xác định khi thi công sơn chống nóng. Một ngân sách tổng ban đầu sẽ định hình cho những quyết định về sau trong giai đoạn thực thi. Để tìm hiểu rõ hơn về cách tính toán chi phí và những điều cần lưu ý, bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết sau đây nhé!
Sơn chống nóng trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng sơn khác nhau phục vụ cho từng mục đích sử dụng. Đâu đó bạn đã nghe qua sơn chống thấm, sơn chống gỉ hay các dòng sơn kháng khuẩn, dễ lau chùi,… Đa phần mỗi loại sơn đều có sứ mệnh riêng để giải quyết một vấn đề mà người dùng quan tâm.
Sơn chống nóng trở nên phổ biến nhờ những ưu điểm giải quyết vấn đề nhiệt độ nắng gắt
Nổi bật trong số đó là các loại sơn chống nóng. Sự nổi lên của sơn chống nóng trong các công trình hiện nay là điều hoàn toàn có cơ sở. Đó không đến từ tính mới lạ, cũng không hẳn là do nỗ lực bán hàng của các hãng sơn, mà chúng xuất phát từ chính vấn đề chúng ta đang mắc phải – sự nóng lên toàn cầu. Đây là điều mà trái đất đang phải đối mặt và một trong số đó chính là các công trình xây dựng đang phải chịu một thách thức lớn với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay.
Các hãng sơn chống nóng nổi tiếng hiện nay như KOVA CN-05 hoạt động trên nguyên lý tán xạ ánh sáng nhiệt nhờ được cấu tạo bởi các chất phụ gia, lớp keo, và các lớp chất tạo màng có khả năng tán xạ ánh sáng. Đây là “vũ khí” giúp loại sơn này đập tan cái nóng với khả năng hạ nhiệt từ 8 – 25 độ C cho bề mặt vật liệu tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Có mấy loại sơn chống nóng hiện nay?
Có hai loại sơn chống nóng cho bề mặt mái tôn và tường
Để phục vụ tối ưu cho nhu cầu sử dụng sơn chống nóng. Thị trường cung cấp cho người tiêu dùng hai loại sơn chống nóng trên hai bề mặt khác nhau đó là mái tôn và tường nhà.
Đây là hai vật liệu phổ biến trong các công trình xây dựng hiện nay như: nhà ở, xưởng sản xuất, kho bãi, v.v. Về cơ bản, mỗi loại sơn đều mang lại một giải pháp chung là cách nhiệt cho bề mặt vật liệu sơn. Tuy nhiên, vì được sơn trên hai loại bề mặt khác nhau hoàn toàn, do đó cấu tạo của hai loại này có chút khác biệt. Thế nên, bạn hãy lưu ý chọn đúng dòng sơn theo chất liệu bề mặt cần thi công.
Những lưu ý trước khi sơn chống nóng cho công trình
Ngoài cách nhiệt, các loại sơn chống nóng còn đem đến giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà, nội bật có các màu sơn của KOVA CN-05 với 5 gam màu: White, Creamy White, Blue Trace, Laguna Mist, Warm Silver. Bên cạnh đó, những giá trị mà sơn chống nóng mang lại nhờ khả năng giảm nhiệt độ như: Tăng tuổi thọ, độ bền màu, bám dính tốt cũng được hòa trộn trên từng lớp sơn.
Với nhiều lợi ích mang lại, sơn chống nóng được ví von như một loại sơn “quốc dân”, đáp ứng được nhiều yếu tố cần có của một giải pháp sơn cho công trình với mũi nhọn là khả năng hạ nhiệt cho bề mặt vật liệu.
Và cũng chính vì vậy mà chi phí khi thi công loại sơn này nằm ở mức cao hơn so với các loại sơn thông thường khác. Để việc sơn chống nóng đạt hiệu quả và phù hợp ngân sách, bạn cần ước lượng được chi phí trước khi sơn.
>> Tìm hiểu thêm: Mẹo thi công sơn chống nóng tường nhà đơn giản và tiết kiệm
Cách ước tính tổng chi phí sơn chống nóng cho công trình
Chi phí công thợ thi công sơn chống nóng và tiền nước sơn là hai hạng mục lớn cần phải chi
Chi phí các loại sơn ngoại thất thông thường dao động khoảng 2 – 3 triệu đồng/thùng 20 lít. Tuy nhiên, với những dòng Sơn Chống Nóng chất lượng và có uy tín như KOVA CN-05, giá một thùng 20 lít lên đến 5.219.000 nghìn đồng (giá tham khảo website). Sau đây là một số công việc cần làm để ước tính chi phí sơn chống nóng.
- Đo đạc diện tích
- Xin báo giá đội sơn thi công
- Chọn hãng sơn
- Trao đổi với thợ về số lượng sơn cần dùng
- Tính tổng các chi phí: công thợ thi công, tiền nước sơn, dự trù phát sinh.
Tổng kết
Thi công sơn chống nóng cho công trình là hạng mục quan trọng cần sự tính toán kỹ lưỡng giữa chủ nhà và thợ sơn. Một trong những yếu tố cần lưu ý chính là chi phí. Khoản tiền cần chi nên được xác định ngay từ những ngày đầu lên kế hoạch cho dự án sơn để đảm bảo quy trình thi công diễn ra trơn tru, hiệu quả nhất. Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến thêm kiến thức cho bạn khi triển khai dự án thi công sơn cách nhiệt.
Comments are closed.