Tìm hiểu những loại động cơ ô tô hiện nay có mặt trên thị trường
Động cơ được ví như trái tim của chiếc xe hơi. Nhưng bạn có đang thắc mắc liệu trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại động cơ không? Vậy thì hãy cùng mình tìm hiểu các loại động cơ ô tô hiện nay trên thị trường nhé.
Thế động cơ ô tô là gì?
Động cơ trên xe hơi là thiết bị chuyển đổi một dạng năng lượng thành động năng và tạo ra chuyển động cho xe và các máy móc làm việc khác (bơm, máy phát, máy nén,…). Thường thì động cơ xe hơi nằm ở phía trước. Đặc biệt đối với những siêu xe thể thao hiệu suất cao, động cơ sẽ được đặt ở giữa hoặc sau xe.
Các loại động cơ phổ biến hiện nay
Theo các tiêu chuẩn như kiểu dáng, nhiên liệu sử dụng, số lượng xi lanh, chu kỳ làm việc hay tốc độ động cơ… thì sẽ có các cách phân loại động cơ xe hơi khác nhau.
1. Động cơ xăng
Động cơ xăng trong ô tô
Loại động cơ ô tô này sử dụng xăng. Hỗn hợp xăng và không khí được nén dưới áp suất thích hợp, khi kết thúc hành trình nén, bugi tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nén, quá trình cháy sinh ra nhiều nhiệt, đẩy piston từ điểm chết trên xuống điểm chết phía dưới và làm cho trục khuỷu quay, truyền chuyển động tới hộp số rồi tới các bánh xe.
Bugi đánh lửa không thể thiếu đối với động cơ xăng và cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết động cơ xăng.
Ưu điểm
- Vận hành êm ái, không ồn ào
- Khả năng tăng tốc tốt
Nhược điểm
- Nguy hiểm do xăng dễ bốc cháy ở nhiệt độ thường
- Khả năng chịu tải không cao
2. Động cơ diesel
Động cơ diesel hay còn gọi là máy dầu
Động cơ diesel (hay máy dầu) cũng là một loại động cơ đốt trong. Không cần bugi tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí nạp khi kết thúc hành trình nén kỳ cháy – giãn nở, dầu diesel được phun vào buồng cháy.
Dưới tác động của nhiệt độ cao và áp suất cao của khí nén sẽ xảy ra hiện tượng cháy tự phát cháy, đối với một số động cơ diesel sẽ có thêm khái niệm bugi sưởi. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng vào mùa đông, buồng đốt của động cơ lạnh nên khi phun dầu diesel, khí nén sẽ không tạo ra đủ nhiệt độ và áp suất để tự bốc cháy.
Do đó, chúng ta cần một bugi đốt nóng, có thể làm nóng buồng đốt trước khi khởi động động cơ.
Ưu điểm
- An toàn do diesel chỉ bốc cháy ở nhiệt độ và áp suất cao, còn ở nhiệt độ bình thường thì diesel không cháy được
- An toàn, bền bỉ do không có bugi, bộ chế hòa khí nên ít hỏng vặt
- Khả năng chịu tải tốt, sức kéo tốt
Nhược điểm
- Tỉ số nén của động cơ cao hơn, đòi hỏi các chi tiết của động cơ bền bỉ hơn, các chi tiết như kim phun, bơm cao áp có độ chính xác cao, khiến giá thành chế tạo cao
- Tốc độ thấp hơn động cơ xăng
- Kích thước cồng kềnh, nặng nề
- Khá gây ồn ào khi vận hành
3. Động cơ điện
Động cơ điện là động cơ biến đổi năng lượng điện thành động năng. Đây được coi là động cơ của tương lai, thay thế dần động cơ đốt trong. Chúng ta sẽ thấy động cơ điện trong các loại ô tô lai/hybrid và xe điện EV. Xe lai/hybrid là sự kết hợp giữa động cơ đốt trong truyền thống và một hoặc nhiều động cơ điện.
Động cơ điện đang được coi là động cơ của tương lai
Xe điện EV chỉ được trang bị động cơ điện, chỉ sử dụng năng lượng điện cắm sạc (plug-in) để vận hành như Nissan Leaf, Chevrolet Volt hay các mẫu xe thương hiệu Tesla.
Ưu điểm
- Do điện là nguyên liệu của động cơ nên rất đơn giản trong việc cung cấp nguyên liệu
- Không gây tiếng ồn khi hoạt động
- Không thải ra khí thải
- Hiệu suất chuyển đổi nguyên liệu sang cơ năng cao
- Ô tô điện có cấu trúc đơn giản và dễ dàng lắp ráp
Nhược điểm
- Mất thời gian trong quá trình nạp lại nhiên liệu, không linh động
- Do công nghệ hạn chế nên chưa thể so sánh với động cơ xăng về tốc độ, gia tốc
- Pin dự trữ năng lượng sẽ nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian sử dụng
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin có ích về những loại động cơ hiện nay trên thị trường, cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại động cơ ô tô này để có thể lựa chọn cho mình 1 chiếc xe phù hợp nhé.
Comments are closed.